Danh y Trung Quốc

Loay hoay tìm Tiêu Dao tán chữ phồn thể. Tìm thấy trang này liệt kê các danh y Trung Quốc theo tiến trình thời gian. Bỏ vào đây để tiện tra cứu sau này.

DANH Y TRUNG QUỐC

I. TỪ TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐỜI NHÀ TÙY (NĂM 618)

1. Tần Việt Nhân (407-310 trước CN), biệt hiệu Biển Thước.
– Hoàng đế 81 nạn kinh (Biển Thước)

2. Trương Cơ (150-219), tự Trọng Cảnh.
– Thương hàn luận (Trương Trọng Cảnh)
– Kim quỹ yếu lược (Trương Trọng Cảnh)

3. Vương Thúc Hòa (210-285), họ Vương Thúc, tên Hy.
– Mạch kinh (Vương Thúc Hòa)

4. Hoàng Phủ Mật (214-282), tự Sỹ An, khi nhỏ tên Tĩnh, hiệu Huyền Yên tiên sinh.
– Châm cứu giáp ất kinh (Hoàng Phủ Mật)

5. Cát Hồng (284-364), tự Trĩ Xuyên, hiệu Bảo Phác Tử.
– Bảo phác tử (Cát Hồng)
– Trửu hậu bị cấp phương (tên khác: Trửu hậu cứu tốt phương) (Cát Hồng)

6. Đào Hoằng Cảnh (456-536), tự Thông Minh, hiệu Hoa Dương Ẩn Cư.
– Bản thảo kinh tập chú (Đào Hoằng Cảnh)
– Ngoại khuyết trửu hậu bách nhất phương (Đào Hoằng Cảnh)

7. Sào Nguyên Phương (550-630)
– Chư bệnh nguyên hậu luận (Sào Nguyên Phương)

8. Cao Dương Sinh
– Cao Dương Sinh mạch quyết (Cao Dương Sinh)

II. ĐỜI NHÀ ĐƯỜNG (618-907)

9. Dương Huyền Thao
– Tập chú nạn kinh (Dương Huyền Thao)

10. Tôn Tư Mạo (581-682)
– Bị cấp thiên kim yếu phương (tên khác: Thiên kim yếu phương) (Tôn Tư Mạo)
– Thiên kim dực phương (dực: cánh) (Tôn Tư Mạo)

11. Vương Đào (670-755)
– Ngoại đài bí yếu (Vương Đào)

12. Vương Băng (710-804), tự Khải Huyền Tử.
– Chiêu minh ẩn chỉ (Vương Băng)

13. Lận Đạo Nhân
– Tiên thụ lý thương tục đoạn bí phương (tên khác: Lý thương tục đoạn phương, Lận Đạo Nhân tiên thụ lý thương tục đoạn phương) (Lận Đạo Nhân)

III. ĐỜI NHÀ TỐNG (969-1279)

14. Thôi Gia Ngạn
– Mạch quyết (Thôi Gia Ngạn)

15. Lê Dân Thọ
– Quyết mạch tinh yếu (Lê Dân Thọ)

16. Dương Sĩ Doanh
– Y học chân kinh (Dương Sĩ Doanh)

17. Lưu Nguyên Tân, hiệu Thông Chân Tử
– Chú giải Cao Dương Sinh mạch quyết (Thông Chân Tử)

18. Vương Duy Nhất, cũng có tên là Vương Duy Đức.
– Đồng nhân thủ huyệt châm cứu đồ kinh (tên khác: Đồ kinh) (Vương Duy Nhất)

19. Tiền Ất (1020-1101), tự Trọng Dụng.
– Tiểu nhi dược chúng trực quyết (Tiền Ất)

20. Đường Thận Vi (1040-1120), tự Thẩm Nguyên.
– Kinh sử chứng loại bị cấp bản thảo (tên khác: Chứng loại bản thảo) (Đường Thận Vi)

21. Bàng An Thời (1042-1099), tự An Thường, hiệu Kỳ Thủy đạo nhân.
– Thương hàn tổng bệnh luận (Bàng An Thời)

22. Chu Quăng (1050-1125), tự Dực Trung, hiệu Vô Cầu Tử.
– Nam dương hoạt nhân thư (tên khác: Loại chứng hoạt nhân thư)(Châu Quăng)

23. Hứa Thúc Vi (1080-1154), tự Tri Khả.
– Thương hàn bách chứng ca (Hứa Thúc Vi)
– Thương hàn phát vi luận (Hứa Thúc Vi)
– Thương hàn cửu thập luận (Hứa Thúc Vi)
– Phổ tế bản sự phương (Hứa Thúc Vi)

24. Trần Tự Minh (1190-1270), tự Lương Phủ.
– Phụ nhân đại toàn lương phương (Trần Tự Minh)
– Ngoại khoa tinh yếu (Trần Tự Minh)

IV. THỜI NHÀ KIM VÀ NGUYÊN MÔNG (1115-1368)

25. Đới Khải Tông, tự Đồng Phụ
– Mạch quyết san ngộ

26. Thành Vô Kỷ (1057-1156)
– Chú giải Thương hàn luận (Thành Vô Kỷ)
– Thương hàn minh lý luận (Thành Vô Kỷ)

27. Lưu Hoàn Tố (1120-1200), tự Thủ Chân, hiệu Thông Huyền xử sĩ, người đời sau gọi là Lưu Hà Gian.
– Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức (Lưu Hà Gian)
– Tuyên minh luận phương (Lưu Hà Gian)
– Tố vấn yếu chỉ (Lưu Hà Gian)
– Thương hàn trực cách (Lưu Hà Gian)

28. Trương Nguyên Tố, tự Khiết Cổ.
– Tạng phủ tiêu bản hàn nhiệt hư thực dụng dược thức (tên khác: Tạng phủ tiêu bản dược thức) (Trương Nguyên Tố)
– Y học khải nguyên (Trương Nguyên Tố)

29. Trần Ngôn (1131-1189), tự Vô Trạch.
– Tam nhân cực – Bệnh chứng phương luận (tên khác: Tam nhân cực – Bệnh nguyên luận túy, Tam nhân phương) (Trần Ngôn)

30. Trương Tòng Chính (1155-1228), tự Tử Hòa, hiệu Đái Nhân.
– Nho môn sự thân (Trương Tử Hòa)

31. Tống Từ (1186-1249), tự Huệ Phủ.
– Tẩy oan tập lục (Tống Từ)

32. Lý Cảo (1180-1251), tự Minh Chi, hiệu Đông Viên.
– Nội thương biện hoặc luận (Lý Đông Viên)
– Tỳ vị luận (Lý Đông Viên)

33. Vương Háo Cổ (1200-1264), tự Tiến Chi, hiệu Hải Tàng.
– Y lũy nguyên nhung (Vương Hải Tàng)
– Y gia đại pháp (Vương Hải Tàng)
– Trọng Cảnh tường biện (Vương Hải Tàng)
– Hoạt nhân tiết yếu ca quát (Vương Hải Tàng)
– Thang dịch bản thảo (Vương Hải Tàng)
– Thử sự nan tri (Vương Hải Tàng)
– Ban chẩn luận (Vương Hải Tàng)
– Quang minh luận (Vương Hải Tàng)
– Tiêu tản luận (Vương Hải Tàng)
– Thương hàn biện hoặc luận (Vương Hải Tàng)
– Âm chứng lược lệ (Vương Hải Tàng)
– Tam bị tập (Vương Hải Tàng)
– Tiểu nhi ngai luận (Vương Hải Tàng)
– Biện thủ chân luận (Vương Hải Tàng)
– Ban luận tụy anh (Vương Hải Tàng)
– Thập nhị kinh dược đồ giải (Vương Hải Tàng)
– Giải Trọng Cảnh nhất tập (Vương Hải Tàng)
– Liệu ung thư nhĩ nhãn bản thảo yểu sao (Vương Hải Tàng)
– Hải Tàng trị nghiệm lục (Vương Hải Tàng)
– Bản thảo thực lục tàn quyển (Vương Hải Tàng)

34. Nghiêm Dụng Hòa (1200-1268), tự Tử Lễ, tự xưng Lư Sơn nhân.
– Tế sinh phương (Nghiêm Dụng Hòa)
– Tể sinh tục phương (Nghiêm Dụng Hòa)

35. La Thiên Ích, tự Khiêm Phủ.
– Nội kinh loại biên (La Thiên Ích)
– Vệ sinh bảo giám (La Thiên Ích)

36. Ngụy Diệc Lâm (1270-1347), tự Đạt Trai.
– Thế y đắc hiệu phương (Ngụy Diệc Lâm)

37. Chu Chấn Hanh (1281-1358), tự Ngạn Tu, sau này được gọi là Đan Khê.
– Cách trí dư luận (Chu Đan Khê)
– Cục phương phát huy (Chu Đan Khê)
– Đan Khê tâm pháp (Chu Đan Khê)
– Mạch quyết chỉ chưởng bệnh thức đồ thuyết (Chu Đan Khê)

38. Hoạt Thọ (1314-1386), tự Bá Nhân.
– Độc tố vấn sao (Hoạt Bá Nhân)
– Nạn kinh bản nghĩa (Hoạt Bá Nhân)
– Thập tứ kinh phát huy (Hoạt Bá Nhân)
– Chẩn gia khu yếu (Hoạt Bá Nhân)

V. ĐỜI MINH (1368-1644)

39. Ngô Thảo Lư
– Ngô thảo lư văn tập (Ngô Thảo Lư)

40. Cao Võ, hiệu Mai Cô.
– Châm cứu tiết yếu (tên khác: Châm cứu tế nam yếu chỉ) (Cao Võ)
– Châm cứu tụ anh (tên khác: Châm cứu tụ anh phát huy) (tụ anh: gom các chỗ tốt lại) (Cao Võ)

41. Dương Tế Thời, tự Kế Châu.
– Châm cứu đại thành (tên khác: Châm cứu đại toàn, Châm cứu tập thành) (Dương Kế Châu)

42. Vạn Toàn, tự Sự, hiệu Mật Trai.
– Dưỡng sinh tứ yếu (Vạn Toàn)
– Ấu khoa phát huy (Vạn Toàn)
– Quảng tự kỷ yếu (Vạn Toàn)
– Dục anh bí quyết (Vạn Toàn)
– Đậu chẩn thế y tâm pháp (Vạn Toàn)
– Bảo mệnh ca quát (Vạn Toàn)
– Phiến ngọc tâm thư (Vạn Toàn)
– Phiến ngọc đậu chẩn (Vạn Toàn)
– Thương hàn trích cẩm (Vạn Toàn)
– Nữ khoa yếu ngôn (Vạn Toàn)

43. Lâu Anh (1332-1400), tự Kim Thiện, một tên nữa là Công Sảng.
– Y học cương mục (Lâu Anh)

44. Chu Tiêu
– Châu phủ tụ trân phương (tên khác: Tụ trân phương đại toàn) (tụ: tay áo) (Chu Tiêu)
– Cứu hoang bản thảo (Chu Tiêu)
– Phổ tế phương (Chu Tiêu)

45. Ngu Đoàn (1438-1517), tự Thiên Dân, hiệu Hoa Khê Hằng Đức lão nhân.
– Y học chính truyền (tên khác: Y học chính tông) (Ngu Đoàn)

46. Uông Cơ (1463-1539), tự Tỉnh Chi.
– Thạch sơn y án (Uông Cơ)
– Ngoại khoa lý lệ (Uông Cơ)
– Châm cứu vấn đối (Uông Cơ)
– Y học nguyên lý (Uông Cơ)
– Độc tố vấn sao (Uông Cơ)
– Bản thảo hội biên (Uông Cơ)
– Vận khí dị lãm (Uông Cơ)
– Đậu trị lý biện (Uông Cơ)
– Thương hàn tuyển lục (Uông Cơ)
– Mạch quyết san ngộ (Uông Cơ)

47. Tiết Kỷ (1487-1559), tự Tân Phủ, hiệu Lập Trai.
– Nội khoa trích yếu (Tiết Kỷ)
– Ngoại khoa khu yếu (Tiết Kỷ)
– Nữ khoa toát yếu (Tiết Kỷ)
– Ngoại khoa phát huy (Tiết Kỷ)
– Chính thể loại yếu (Tiết Kỷ)
– Lệ dương cơ yếu (Tiết Kỷ)
– Khẩu xỉ loại yếu (Tiết Kỷ)
– Ngoại khoa tâm pháp (Tiết Kỷ)
– Ngoại khoa kinh nghiệm phương (Tiết Kỷ)

48. Giang Quán (1503-1565), tự Dân Oanh, hiệu Hoàng Nam Tử.
– Danh y loại án (Giang Quán)

49. Lý Thời Trân (1518-1593), tự Đông Bích, hiệu Tần Hồ.
– Bản thảo cương mục (Lý Thời Trân)
– Tần Hồ mạch học (Lý Thời Trân)
– Kỳ kinh bát mạch khảo (Lý Thời Trân)

50. Tôn Nhất Khuê (1522-1619), tự Văn Viên, hiệu Đông Tú, lại hiệu Sinh Sinh Tử.
– Xích thủy huyền châu (Tôn Nhất Khuê)
– Y chỉ tự dư (Tôn Nhất Khuê)
– Y án (Tôn Nhất Khuê)
– Đậu chẩn tâm ấn (Tôn Nhất Khuê)

51. Cung Đình Hiền (1522-1619), tự Tử Tài, hiệu Vân Lâm.
– Vạn bệnh hồi xuân (Cung Đình Hiền)
– Thọ thế bảo nguyên (Cung Đình Hiền)
– Tiểu nhi thôi nã bí chỉ (Cung Đình Hiền)
– Dược tính ca quát tứ bách vị (Cung Đình Hiền)
– Dược tính ca (Cung Đình Hiền)
– Vân Lâm thần khóa (Cung Đình Hiền)
– Cổ kim y án (Cung Đình Hiền)

52. Phương Hữu Chấp (1533-1593), tự Trung Hạnh (có nơi viết Trọng Hạnh), biệt hiệu Cửu Long sơn nhân.
– Thương hàn luận điều biện (Phương Hữu Chấp)

53. Vương Khẳng Đường (1549-1613), tự Vũ Thái, hiệu Tổn Am, lại hiệu Niệm Tây cư sĩ.
– Chứng trị chuẩn thằng (tên khác: Lục khoa chứng trị chuẩn thằng, Lục khoa chuẩn thằng) (Vương Khẳng Đường)
– Y luận (Vương Khẳng Đường)
– Y biện (Vương Khẳng Đường)
– Úc cương trai bút trần (Vương Khẳng Đường)
– Dựng sản toàn thư (Vương Khẳng Đường)
– Cổ kim y thống chính mạch toàn thư (Vương Khẳng Đường)

54. Ngô Côn (1551-1620), tự Sơn Phủ, hiệu Hạc Cao.
– Ngô chú hoàng đế nội kinh tố vấn (Ngô Hạc Cao)
– Y phương khảo (Ngô Hạc Cao)
– Mạch ngữ (Ngô Hạc Cao)
– Châm phương lục tập (Ngô Hạc Cao)
– Thập tam khoa chứng trị (Ngô Hạc Cao)
– Tham hoàng luận (Ngô Hạc Cao)
– Biếm bỉnh khảo (Ngô Hạc Cao)
– Dược toản (Ngô Hạc Cao)

55. Vũ Chi Vọng (1552-1629), tự Thúc Khanh.
– Tế âm cương mục (Vũ Chi Vọng)
– Tế dương cương mục (Vũ Chi Vọng)

56. Trần Thực Công (1555-1636), tự Dục Nhân, hiệu Nhược Hư.
– Ngoại khoa chính tông (Trần Thực Công)

57. Mâu Hy Ung (1560-1630), tự Trọng Thuần, hiệu Mộ Đài.
– Thần nông bản thảo kinh sơ (Mâu Hy Ung)
– Tiên tỉnh trai bút ký (tên khác: Tiên tỉnh trai y học quảng bút ký) (Mâu Hy Ung)

58. Trương Giới Tân (1563-1640), tự Hội Khanh (có nơi viết Huệ Khanh), hiệu Cảnh Nhạc, lại có biệt hiệu là Thông Nhất tử.
– Loại kinh (Trương Giới Tân)
– Loại kinh đồ dực (Trương Giới Tân)
– Loại kinh phụ dực (Trương Giới Tân)
– Cảnh Nhạc toàn thư (Trương Giới Tân)
– Chất nghi giục (Trương Giới Tân)

59. Triệu Hiến Khả, tự Dưỡng Quỳ, hiệu Y Vu lư tử.
– Y quán (Triệu Hiến Khả)
– Nội kinh sao (Triệu Hiến Khả)
– Tố vấn chú (Triệu Hiến Khả)
– Kinh lạc khảo (Triệu Hiến Khả)
– Chính mạch luận (Triệu Hiến Khả)
– Nhị bản nhất trắc (Triệu Hiến Khả)

60. Ngô Hữu Tính (1587-1657), tự Hựu Khả, hiệu Đạn Trai.
– Ôn dịch luận (Ngô Hựu Khả)

61. Lý Trung Tử (1588-1655), tự Sĩ Tài, hiệu Niệm Nga.
– Nội kinh tri yếu (Lý Trung Tử)
– Y tông tất độc (Lý Trung Tử)
– Thương hàn quát yếu (Lý Trung Tử)
– Lôi công bào chế dược tính giải (Lý Trung Tử)
– San bổ di sinh vi luận (Lý Trung Tử)
– Sĩ tài tam thư (Lý Trung Tử)

62. Uông Ỷ Thạch
– Lý hư nguyên giám (Uông Ỷ Thạch)

VI. THỜI NHÀ THANH (1644-1911)

63. Châu Dương Tuấn, tự Võ Tải.
– Thương hàn luận tam chú (Châu Dương Tuấn)
– Kim quỹ ngọc hàm kinh nhị chú (Châu Dương Tuấn)
– Ôn nhiệt thử dịch toàn thư (Châu Dương Tuấn)

64. Trương Chí Thông, tự Ẩn Am, biệt hiệu Tây Lăng ẩn Am đạo nhân.
– Tố vấn tập chú (Trương Chí Thông)
– Linh khu tập chú (Trương Chí Thông)
– Thương hàn luận tông ấn (Trương Chí Thông)
– Thương hàn luận tập chú (Trương Chí Thông)
– Bản thảo sùng nguyên (Trương Chí Thông)

65. Dụ Xương (1585-1682), hiệu Gia Ngôn, sau hiệu Tây Xương lão nhân.
– Thương luận thiên (tên khác: Thống luận Trương Trọng Cảnh thương hàn luận 897 pháp) (Dụ Gia Ngôn)
– Thương luận hậu thiên (Dụ Gia Ngôn)
– Y môn pháp luật (Dụ Gia Ngôn)
– Ngụ ý thảo (Dụ Gia Ngôn)

66. Phó Thanh Chủ (1607-1684), lúc đầu có hiệu là Thanh Trúc, sau đổi là Thanh Chủ, hiệu Tường Lư.
– Phó Thanh Chủ nữ khoa (Phó Thanh Chủ)

67. Uông Ngang (1615-1698), tự Nhẫn Am.
– Tố vấn, linh khu loại toản ước chú (Uông Ngang)
– Bản thảo bị yếu (Uông Ngang)
– Y phương tập giải (Uông Ngang)
– Thang đầu ca quyết (Uông Ngang)

68. Trương Lộ (1617-1700), tự Lộ Ngọc, hiệu là Thạch Ngoan lão nhân.
– Trương thị y thông (Trương Lộ)
– Thương hàn toản luận (Trương Lộ)
– Thương hàn tự luận (Trương Lộ)
– Bản kinh phùng nguyên (Trương Lộ)
– Chẩn tông tam muội (Trương Lộ)
– Thiên kim phương diễn nghĩa (Trương Lộ)

69. Trình Quốc Bành (1662-1735), tự Chung Linh, cũng tự là Sơn Linh, biệt hiệu Hằng Dương Tử.
– Y học tâm ngộ (Trình Quốc Bành)
– Ngoại khoa thập pháp (Trình Quốc Bành)

70. Kha Cầm (1662-1735), tự Vận Bá, hiệu Tự Phong.
– Thương hàn lai tô tập (lai tô: chết rồi sống lại) (Kha Cầm)

71. Trần Phục Chính, hiệu Phi Hà.
– Ấu ấu tập thành (Trần Phục Chính)

72. Diệp Quế (1667-1746), tự Thiên Sĩ, hiệu Hương Nham, về già tự hiệu là Thượng Tân lão nhân (tân: bến, bờ).
– Ôn nhiệt luận (Diệp Thiên Sĩ)
– Lâm chứng chỉ nam y án (Diệp Thiên Sĩ)
– Diệp án tồn chân (Diệp Thiên Sĩ)
– Vị khắc diệp thi y án (Diệp Thiên Sĩ)

73. Vương Duy Đức (1669-1749), tự Hồng Tự, biệt hiệu Lâm ốc tản nhân, lại hiệu Định Định Tử.
– Ngoại khoa chứng trị toàn sinh tập (Vương Duy Đức)

74. Vưu Di (?-1749), tự Tại Kinh, hiệu Chuyết Ngô, cuối đời hiệu là Tự Hạc sơn nhân.
– Thương hàn quán châu tập (Vưu Tại Kinh)
– Kim quỹ yếu lược tâm điển (tên khác: Kim quỹ tâm điển) (Vưu Tại Kinh)
– Kim quỹ dực (Vưu Tại Kinh)
– Y học độc thư ký (Vưu Tại Kinh)
– Tĩnh hương lâu y án (Vưu Tại Kinh)

75. Tiết Tuyết (1681-1770), tự Sinh Bạch, hiệu Nhất Biểu, cũng hiệu là Tảo Diệp Sơn nhân, Ma Kiếm sơn nhân, Hòe Vân sơn nhân, lại xưng là Sở Nam.
– Thấp nhiệt điều biện (Tiết Tuyết)
– Y kinh nguyên chỉ (Tiết Tuyết)

76. Hà Mộng Dao (1693-1783), tự Báo Chi, hiệu Tây Trì, về già tự xưng là Nghiên Nông.
– Y phương toàn thư (Hà Mộng Dao)
– Thương hàn cận ngôn (Hà Mộng Dao)
– Châm cứu xuy vân tập (Hà Mộng Dao)
– Chẩn mạch phổ (Hà Mộng Dao)

77. Từ Đại Xuân (1693-1771), nguyên tên là Đại Nghiệp, tự Linh Thai, về già hiệu Hồi Khê lão nhân.
– Từ linh thai y học toàn thư (Từ Đại Xuân)
– Nội kinh thuyên thích (Từ Đại Xuân)
– Lan đài quỹ phạm (Từ Đại Xuân)
– Thương hàn loại phương (Từ Đại Xuân)
– Y học nguyên lưu luận (Từ Đại Xuân)
– Thận y sồ ngôn (Từ Đại Xuân)
– Hồi khê y án (Từ Đại Xuân)
– Y quán biếm (Từ Đại Xuân)

78. Ngô Khiêm, tự Lục Cát.
– Y tông kim giám (Ngô Khiêm)

79. Hoàng Nguyên Ngự (1705-1758), còn có tên là Ngọc Lộ, tự Khôn Tái, hiệu Nghiên Nông, biệt hiệu Ngọc Thu tử.
– Thương hàn huyền giải (Hoàng Nguyên Ngự)
– Kim quỹ huyền giải (Hoàng Nguyên Ngự)
– Tứ thánh tâm nguyện (Hoàng Nguyên Ngự)
– Tứ thánh huyền khu (Hoàng Nguyên Ngự)
– Trường xa dược giải (Hoàng Nguyên Ngự)
– Thương hàn thuyết yếu (Hoàng Nguyên Ngự)
– Tố linh vi uẩn (Hoàng Nguyên Ngự)
– Ngọc thu dược giải (Hoàng Nguyên Ngự)
– Tố vấn huyền giải (Hoàng Nguyên Ngự)
– Linh khu huyền giải (Hoàng Nguyên Ngự)
– Nạn kinh huyền giải (Hoàng Nguyên Ngự)

80. Du Chấn (1709-1779), tự Đông Phù, hiệu Tinh Trai.
– Cổ kim y án án (Du Chấn)

81. Thẩm Kim Ngao (1717-1776), tự Thiên Lục, hiệu Cấp Môn, lúc tuổi già hiệu Tôn Sinh lão nhân.
– Mạch tượng thống loại (Thẩm Kim Ngao)
– Chư mạch chủ bệnh thị (Thẩm Kim Ngao)
– Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc (Thẩm Kim Ngao)
– Thương hàn luận cương mục (Thẩm Kim Ngao)
– Phụ khoa ngọc xích (Thẩm Kim Ngao)
– Ấu khoa thích mê (Thẩm Kim Ngao)
– Yếu dược phân tễ (Thẩm Kim Ngao)

82. Ngụy Chi Tú (1722-1772), tự Ngọc Hoàng, hiệu Liễu Châu.
– Tục danh y loại án (Ngụy Chi Tú)

83. Dư Lâm, tự Sư Ngu.
– Dịch chẩn nhất đắc (Dư Lâm)

84. Triệu Học Mẫn (1730-1810), tự Thứ Hiên, hiệu Y Cát.
– Y lâm tập dịch (Triệu Học Mẫn)
– Chúc do lục nghiệm (Triệu Học Mẫn)
– Xuyến nhã nội, ngoại biên (Triệu Học Mẫn)
– Bản thảo cương mục thập di (Triệu Học Mẫn)

85. Ngô Đường (1736-1820), tự Cúc Thông.
– Ôn bệnh điều biện (Ngô Cúc Thông)
– Y y bệnh thư (Ngô Cúc Thông)
– Y án (Ngô Cúc Thông)

86. Đái Thiên Chương, tự Lân Giao, hiệu Bắc Sơn.
– Quảng ôn dịch luận (tên khác: Quảng ôn nhiệt luận) (Đái Thiên Chương)

87. Trần Niệm Tổ (1753-1823), tự Tu Viên, lại tự Lương Hữu, hiệu Thận Tu.
– Kim quỹ yếu lược thiển chú (Trần Tu Viên)
– Kim quỹ phương ca quát (Trần Tu Viên)
– Thương hàn luận thiển chú (Trần Tu Viên)
– Trường sa phương ca quát (Trần Tu Viên)
– Thương hàn chân phương ca quát (Trần Tu Viên)
– Thương hàn y quyết xuyến giải (Trần Tu Viên)
– Y học tam tự kinh (Trần Tu Viên)

88. Vương Thanh Nhậm (1768-1831), tự Huân Thần.
– Y lâm cải thác (Vương Thanh Nhiệm)

89. Lâm Bội Cầm (1772-1839), tự Vân Hòa, hiệu Hy Đồng.
– Loại chứng trị tài (Lâm Bội Cầm)

90. Ngô Nghi Lạc, tự Tuân Trình.
– Bản thảo tùng tân (Ngô Nghi Lạc)
– Thành phương thiết dụng (Ngô Nghi Lạc)
– Thương hàn phân kinh (Ngô Nghi Lạc)
– Nữ khoa nghi kim (Ngô Nghi Lạc)
– Tứ chẩn tu đường (Ngô Nghi Lạc)
– Nhất nguyên tất triệt (Ngô Nghi Lạc)

91. Phí Bá Hùng (1800-1879), tự Tấn Khanh.
– Y thuần thặng nghĩa (Phí Bá Hùng)
– Y phương luận (Phí Bá Hùng)
– Quái tật kỳ phùng (Phí Bá Hùng)
– Phí phê y học tâm ngộ (Phí Bá Hùng)

92. Lục Dĩ Điềm (1801-1865), tự Kính An, hiệu Định Phố.
– Lãnh lư y thoại (Lục Dĩ Điềm)
– Tái tục danh y loại án (Lục Dĩ Điềm)

93. Ngô Sư Cơ (1806-1886), nguyên có tên là An Nghiệp, tự Thượng Tiên.
– Lý dược biền văn (tên khác: Ngoại trị y thuyết) (Ngô Sư Cơ)

94. Mã Văn Thực (1820-1907), tự Bồi Chi.
– Ngoại khoa truyền tân tập (Mã Văn Thực)
– Y lược tồn chân (Mã Văn Thực)
– Mã bồi chi y luận (Mã Văn Thực)
– Kỷ ấn lục (Mã Văn Thực)
– Mã bình ngoại khoa chứng trị toàn sinh tập (Mã Văn Thực)
– Mã bồi chi y án (Mã Văn Thực)

95. Lôi Phong (1833-1888), tự Thiếu Dật, cũng tự Tồn Tùng, hiệu là Lữ Cúc bố y.
– Thời bệnh luận (Lôi Phong)
– Dược dẫn thường nhu (Lôi Phong)

96. Thẩm Hựu Bành, tự Nghiêu Phong.
– Y kinh độc (Thẩm Hựu Bành)
– Thẩm thị nữ khoa tập yếu tiên chính (tên khác: Nữ khoa tập yếu) (Thẩm Hựu Bành)
– Thương hàn luận độc (Thẩm Hựu Bành)
– Trị hao chứng độc (Thẩm Hựu Bành)
– Trị tạp bệnh độc (Thẩm Hựu Bành)
– Thị chân tâm biên (Thẩm Hựu Bành)

97. Đường Tông Hải (1862-1918), tự Dung Xuyên.
– Huyết chứng luận (Đường Tông Hải)
– Đông tây hối thông y kinh tinh nghĩa (tên khác: Đông tây hối thông) (Đường Tông Hải)
– Bản thảo vấn đáp (Đường Tông Hải)
– Kim quỹ yếu lược thiển chú bổ chính (Đường Tông Hải)
– Thương hàn luận thiển chú bổ chính (Đường Tông Hải)
– Y học kiến năng (Đường Tông Hải)
– Y dịch thông huyết (Đường Tông Hải)
– Lợi giai tam tự quyết (Đường Tông Hải)
– Lục kinh phong chúng thông giải (Đường Tông Hải)

VII. THỜI CẬN ĐẠI (1912-1970)

98. Trương Tích Thuần (1860-1933), tự Thọ Phủ.
– Y học trung trung tham tây lục (Trương Tích Thuần)

99. Uẩn Thụ Giác (1878-1935), tự Thiết Tiều, biệt danh Lãnh Phong, Tiêu Mộc.
– Quần kinh kiến trí lục (Uẩn Thụ Giác)
– Thương hàn luận nghiên cứu (Uẩn Thụ Giác)
– Oan mệnh minh lý (Uẩn Thụ Giác)
– Hoắc loạn tân luận (Uẩn Thụ Giác)
– Sinh lý tân ngữ (Uẩn Thụ Giác)
– Bảo xích tân thư (Uẩn Thụ Giác)
– Phụ khoa đại lược (Uẩn Thụ Giác)
– Dược am y án (tên khác: Dược am y học tùng thư) (Uẩn Thụ Giác)

100. Tần Bá Vị (1901-1970)
– Khiếm trai y học giảng cảo (Tần Bá Vị)

Bình luận về bài viết này