Học Phật

Internet đem thông tin rộng rãi đi mọi nơi, là cơ hội để bà con tự do tìm hiểu mọi điều, dễ dàng giúp mọi người bước qua rào cản tôn giáo, đến gần hơn với Sự Thật vốn đơn giản.

Internet cũng giúp ta dễ dàng học Phật như thế.

Cách tốt nhất là các bạn tự tìm đọc và thực hành kinh sách trực tiếp, mà không cần qua lời giải thích của ai. Tự đem những lời dạy của Đức Phật vào đời sống, thực hành, chiêm nghiệm.

Bên dưới là những gợi ý cho các bạn bước đầu học Phật. Học Phật rất dễ, học và hành được ngay. Nếu không thấy dễ (là thấy thoải mái, nhẹ nhàng, trong sáng), thì (1) đó là loại sách dỏm, hay là sách xạo hoặc (2) là chẳng hợp với mình tại thời điểm hiện tại.

Dù là 1 hay 2 thì đều nên ngưng, để thời giờ làm việc khác cho thoải mái, nhẹ nhàng và trong sáng 😀

  1. Đường xưa mây trắng: dành cho ai muốn học Phật, muốn tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật – như là một con người. Cuốn sách viết bởi thầy Nhất Hạnh.



    https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/duong-xua-may-trang/

    https://thuvienhoasen.org/a13787/duong-xua-may-trang-thich-nhat-hanh
  2. Các ebooks: tứ vô lượng tâm, bát nhã tâm kinh, kinh kim cang, 101 truyện thiền bình giải. Tác giả Trần Đình Hoành.

    www.dotchuoinon.com/ebooks
  3. Pháp thoại của thầy Ajahn Chah, thầy Viên Minh.

    Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm của chính mình. Only one book is worth reading: the heart. Ajahn Chah.

…LỰA CHỌN PHÁP MÔN TU HỌC NHƯ THẾ NÀO?

HỎI: Ngày nay dường như có quá nhiều các vị thầy cũng như các hệ thống tu tập quá khác biệt nhau, khiến không còn biết phải chọn lựa như thế nào?

ĐÁP: Chuyện ấy cũng chẳng khác gì như đi vào một thành phố. Các bạn có thể đi vào từ hướng bắc hay hướng nam, theo con đường này hay con đường kia. Thật ra thì sự khác biệt giữa các hệ thống tu tập lắm khi cũng chỉ mang tính cách bên ngoài.

Theo con đường này hay con đường nọ thì cũng chỉ khác nhau là mình sẽ đi nhanh hơn hay chậm hơn thế thôi. Nếu biết chú tâm (tức tìm hiểu và tu tập nghiêm chỉnh) thì cuối cùng cũng chỉ là một thứ.

Tuy nhiên cũng có một điểm chính yếu duy nhất mà tất cả các hệ thống tu tập đúng đắn đều phải thực hiện cho bằng được ấy là sự buông xả (không bám víu), và đấy mới thật là cách tu tập nghiêm chỉnh.

Buông xả mang ý nghĩa rất rộng lớn và gồm nhiều cấp bậc: không những chỉ buông xả những thứ mà mình bám víu trong tâm thức cũng như trên thân xác, mà còn phải buông xả cả cái tôi tức là cái ngã của chính mình và cả cái Tánh Không của sự hiện hữu của chính mình nữa.

Có thể các bạn cũng muốn phiêu lưu một chuyến xem sao, tức là tìm các vị thầy khác hoặc tu theo các hệ thống khác. Tất nhiên là trong số các bạn cũng đã có người từng làm việc ấy. Sự ham muốn đó thật hết sức tự nhiên.

Thế nhưng cuối cùng thì các bạn cũng sẽ khám phá ra một điều là dù có nêu lên một nghìn thắc mắc với bất cứ một hệ thống tu tập nào, thì nhất định đấy cũng sẽ không phải là một cách giúp mình tìm thấy sự thật. Và rồi một ngày nào đó các bạn sẽ buông tay vì thất vọng. Lúc đó các bạn sẽ hiểu rằng chỉ có cách dừng lại để quán xét tâm mình thì mới có thể thấu triệt được những gì mà Đức Phật đã nói lên.

Các bạn không cần phải tìm bất cứ gì ở bên ngoài các bạn. Sớm muộn gì thì vào một ngày nào đó các bạn cũng sẽ phải quay trở lại với mình để đối diện với bản thể đích thật của chính mình.

Chỉ có nơi ấy mới có thể giúp các bạn hiểu được Dhamma (Đạo Pháp) là gì (không cần phải đôn đáo, chạy ngược chạy xuôi, tìm hết thầy này đến thầy khác, mà hãy nhìn vào vị thầy ở nơi sâu kín nhất của tâm thức mình, tức là bản thể đích thật của chính mình. Thiên đường, địa ngục, cực lạc hay hay niết bàn , kể cả cái tánh không và cái tánh không của Tánh Không cũng đang hiện hữu ở nơi ấy…

– Thầy Ajahn Chah – trích “Hỏi đáp với nhà sư Ajahn Chah” 

Bình luận về bài viết này