Nói thay giun đất: làm ơn tha cho em.

Đã có nhiều tiếng nói dùm tê giác, khi nó bị lấy sừng làm thuốc. Đây là bài nói thay giun đất: làm ơn tha cho emmmm.

Khi uống thuốc Tây, ít nhất người dùng cũng cần biết tên thuốc, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và cách dùng. Cũng sẽ rất rõ ràng tương tác thuốc, quá liều thì làm gì, độ ổn định và bảo quản thuốc. Cuối cùng là thuốc để thay thế.

Thí dụ Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau hạ sốt không opioid, có thể dễ dàng tìm thấy với nhiều nhãn hiệu như efferalgan, panadol, decolgen, alaxan, tylenol. Thuốc nào cũng có tờ hướng dẫn sử dụng và thận trong khi dùng để đọc ngay trong hộp thuốc.

Cũng vậy, khi thầy thuốc Đông Y sử dụng thuốc, sẽ nắm vững thuốc: tính vị quy kinh, chỉ định, chống chỉ định, phối hợp thuốc và thuốc thay thế. Thầy thuốc Đông Y còn đặc biệt chú trọng và nghiêm ngặt trong bào chế thuốc, bảo quản thuốc nữa. Tất cả là vì sức khỏe của bệnh nhân, không tùy tiện được.

Con giun đất khi được bào chế thành thuốc để sử dụng trong y học cổ truyền thì còn gọi là địa long (地龍). Nhớ nhé, phải được bào chế mới thành thuốc được.

Địa long (地龍), danh pháp khoa học là Pheretima (Pheretima aspergillum (E. Perrier), Pheretima vulgaris.Chen, Lumbricus…

Tính vị: vị mặn, tính hàn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế, thận.

Trong Đông Y, địa long là một loại thuốc hoạt huyết.

Hoạt huyết vừa là lưu thông, vận hành huyết, vừa sửa đổi cái phần hư xấu của huyết gọi là thanh huyết. Rồi từ đó mà chia nhỏ nhiều tính năng khác nữa tùy vào từng vị thuốc, như là hoạt huyết kiêm bổ huyết của bồ ngót, hoạt huyết kiêm tán kết của nghệ, hoạt huyết giải độc của thần thông (dây kí ninh Nam)…

Lưu ý là “huyết” của Đông Y thì không phải chỉ là máu.

Trở lại với Địa long, là một vị thuốc hoạt huyết với tính hàn, như vậy chính là hoạt huyết giải độc nhiệt. (Vì hàn đối trị với nhiệt).

Như vậy sẽ có nhiều loại thuốc cùng tính năng hoạt huyết giải độc nhiệt để thay thế: Thần thông, khổ qua, rau má, bồ công anh, hoa cúc, sài đất, hoàng đằng,…

🌻 Thần thông (Tinospora crispa (L.) Miers): vị rất đắng, tính hàn, là Âm dược, tả nhiệt trong huyết. Quy nạp hành hỏa, tạng Tâm – tiểu trường.
🌻 Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.): vị đắng, tính hàn, tả nhiệt, giải độc huyết. Quy nạp hành hỏa, tạng Tâm – tiểu trường, hành thổ, tạng tỳ – vị.
🌻 Bồ công anh (Lactuca indica L.): vị hơi đắng, tính hàn. Quy nạp hành hỏa, tạng Tâm – Tiểu trường, hành Mộc, tạng Can – Đởm, hành thủy, tạng Thận – bàng quang. Dùng dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc huyết.
🌻 Khổ qua (Momordica charantia L.): vị đắng, tính hàn lương, quy hành hỏa, tạng Tâm – tiểu trường, thuộc Huyết dược, m dược. Tác dụng bổ Tâm m, Tâm hình, Tâm huyết, tả hỏa do Tâm Dương vượng.
🌻 Rau má (Centella asiatica (L.) Urb): Vị hơi đắng, mùi thơm nhẹ, tánh mát đến hàn, là Huyết dược, m dược. Quy nạp hành hỏa, tạng Tâm – tiểu trường. Lợi tiểu, lợi kinh nguyệt để giải độc huyết loại nhiệt độc.
🌻 Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.): vị hơi đắng, mùi thơm, táng mát. Là huyết dược, có chứa khí. Vào can nên trị bệnh nhiệt và phong ở mắt, tiết, bào cung. Vào tâm huyết nên trị huyết bị nhiệt độc ở toàn thân và tâm hệ, tâm hình. Thanh phế khí mà khai phế khí giúp hô và hấp được đều, sâu vây.
🌻 Sài đất (Wedelia chinensis (Osb.) Merr.): Vị đắng, tính hàn, là âm dược, huyết dược, tả nhiệt mạnh. Quy nạp hành hỏa, tạng tâm – tiểu trường. Giải độc trong huyết nên trị bệnh loại huyết độc ở tạng Tâm – tiểu trường.

Bên trên là những vị thuốc trong Đông Y, cùng tính năng, cùng phân thể như Địa long (地龍) để bà con cân nhắc sử dụng thay cho giun đất. Xin tha cho emmm.

Cuối cùng, hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19. Dĩ nhiên là có nhiều loại thuốc đang được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Cho nên Bộ Y tế đã cho biết, chưa cấp phép và chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị COVID-19 của địa long (giun đất) (*)

Nguyễn Minh Quan Huấn.
10/9/2021.

Bình luận về bài viết này